I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa
– Liệt nửa người là liệt một tay, và một chân và nửa mặt cùng bên, có nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp là do tai biến mạch máu não ( đột quỵ ), chấn thương sọ não…
– Kỹ thuật tập nằm đúng tư thế là kỹ thuật vị thế, người bệnh được đặt hoặc hướng dẫn nằm ở các tư thế đúng theo mẫu phục hồi
2. Sự cần thiết phải nằm đúng tư thế
– Để đề phòng và khắc phục co cứng bên liệt
– Kích thích người bệnh sử dụng bên liệt trong các động tác sinh hoạt hàng ngày
– Hạn chế các biến chứng do bất động
II. CHỈ ĐỊNH ĐẶT TƯ THẾ CHO BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI
– Các giai đoạn của liệt nửa người do tai biến mạch máu não; chấn thương sọ não; viêm não, màng não
– Phòng ngừa biến chứng và các thương tật thứ cấp như loét, nhiễm trùng hô hấp…
– Phòng ngừa co cứng trong giai đoạn đầu và ức chế co cứng khi co cứng đã xuất hiện của người bệnh liệt nửa người.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Thận trọng khi người bệnh còn trong tình trạng cấp cứu.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện quy trình kỹ thuật
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu hoặc người đã được đào tạo và thành thạo kỹ thuật
Người nhà hoặc bản thân người bệnh đã được hướng dẫn đầy đủ
2. Phương tiện
– Giường bệnh hoặc giường tập
– Gối vuông mềm: 06 chiếc
– Gối tròn: 04 chiếc
– Chăn hoặc vỏ chăn: 02 chiếc
– Túi cát loại 02 kg: 03 túi
3. Người bệnh, người nhà
Thông báo, giải thích rõ ràng để người bệnh và gia đình yên tâm và phối hợp
4. Hồ sơ bệnh án: Bệnh án và phiếu điều trị chuyên khoa vật lý có chỉ định của bác sỹ.
– Ngày điều trị, giờ điều trị
– Tình trạng người bệnh trước trong và sau khi tập
– Tên kỹ thuật viên thực hiện y lệnh
V. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
– Ngày điều trị, giờ điều trị
– Kỹ thuật được chỉ định
– Tên kỹ thuật viên thực hiện y lệnh
2. Kiểm tra người bệnh
Tình trạng người bệnh trước khi tập
3. Thực hiện kỹ thuật
Đặt tư thế cẩn thận và chêm lót gối được sử dụng nhằm giúp người bệnh có tư thế an toàn và thoải mái. Bên bị đột quỵ có màu xanh. Những hình ảnh sau không miêu tả thanh chắn giường.
Những tư thế này được khuyến cáo sử dụng 72 giờ sau đột quỵ, Cứ 3 đến 4 giờ phải lăn trở và thay đổi tư thế nằm cho người bệnh
3.1. Người bệnh nằm nghiêng về phía bên liệt
– Đầu người bệnh được đỡ ngay ngắn và chắc chắn trên gối, không làm gấp các đốt sống cổ.
– Vai bên liệt được đặt thoải mái
– Chân bên liệt ở tư thế khớp háng duỗi, khớp gối hơi gấp.
– Thân mình ở tư thế nửa ngửa
– Tay bên lành đặt trên thân mình hoặc trên gối đỡ phía sau lưng.
– Chân bên lành được đỡ trên gối cao ngang mức với thân và hông, khớp háng và khớp gối gấp
3.2. Người bệnh nằm ngửa trên giường bệnh hoặc trên giường tập
– Đầu người bệnh được đỡ chắc chắn trên gối có chiều cao phù hợp để không làm gấp các đốt sống cổ, mặt nhìn thẳng hoặc quay về phía bên liệt.
– Dùng gối mỏng đỡ dưới xương bả vai để đưa khớp vai bên liệt ra trước; tay liệt xoay ngửa, duỗi dọc theo thân mình, hoặc dạng ngang vai, hoặc duỗi lên phía trên đầu.
– Dùng gối mỏng đỡ dưới hông bên liệt để đưa hông bên liệt ra trước, gối đỡ dưới khoeo để gấp khớp háng và khớp gối bên liệt, gối hoặc túi cát đỡ phía mắt cá ngoài để chân bên liệt không bị đổ ra ngoài.
– Tay và chân bên lành ở vị trí mà người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
3.3. Người bệnh nằm nghiêng về phía bên lành
– Đầu người bệnh được đỡ ngay ngắn và chắc chắn trên gối, không làm gấp các đốt sống cổ.
– Tay bên liệt được đỡ bằng gối ở phía trước, cao ngang bằng mức với thân mình với khớp vai và khớp khuỷu duỗi.
– Thân mình vuông góc với mặt giường, có gối đỡ phía lưng.
– Chân bên liệt được đỡ trên gối ở phía trước cao ngang mức với thân mình, khớp háng và khớp gối gấp.
– Chân và tay bên lành ở vị trí mà người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu
3.4. Người bệnh ngồi trên giường ( nếu muốn )
• Chỉ nên ngồi trên giường trong khoảng thời gian ngắn
• Ngồi thẳng và được nâng đỡ tốt
• Chêm lót gối ở cả 2 tay
• Bàn chân được nâng đỡ thoải mái
3.5. Người bệnh ngồi trên ghế
• Ngồi giữa ghế hoặc xe lăn có tựa lưng
• 2 tay được nâng đỡ trên gối đặt trên bàn và hướng về trước
• Bàn chân được nâng đỡ bằng phẳng thoải mái trên sàn hay chỗ để chân
• Khớp gối thẳng hàng với bàn chân
VI. THEO DÕI SAU KHI THỰC HIỆN KỸ THUẬT
– Đánh giá tình trạng người bệnh sau khi tập
– Theo dõi phát hiện các dấu hiệu bất thường
– Nếu có bất thường xử trí kịp thời theo đúng phác đồ, báo cáo bác sỹ
– Ghi chép hồ sơ bệnh án: Tình trạng người bệnh trong và sau khi tập
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Hướng dẫn người bệnh đề phòng những tai biến có thể xảy ra như: Đau, khó chịu, mệt mỏi… nếu thấy có gì bất thường báo cáo bác sĩ ngay
✅ Phòng khám điều trị VLTL tại Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh ✅ Tìm phòng khám gần nhà ✅Tìm người tập VLTL tại nhà ✅Thiết bị tập VLTL-PHCN |
Hotline ☎: 0762688999 |
Website 🌐: congngheykhoa.com Website 🌐: dieutrivatlytrilieu.com Fanpage 🔗: dieutrivatlytrilieumdt |
Bình luận
Bài viết liên quan