Thời gian hồi phục sau tràn dịch khớp gối phụ thuộc vào nguyên nhân và phương pháp điều trị. Nếu chỉ là chấn thương nhẹ hay nhiễm trùng thì sau khi điều trị, người bệnh sẽ cảm thấy ổn hơn trong vài tuần.
Nếu tràn dịch khớp gối xảy ra do một chấn thương nghiêm trọng, sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể hồi phục trong thời gian dài hơn, đôi khi kéo dài vài tháng.
I. TRÀN DỊCH KHỚP GỐI LÀ GÌ
Tràn dịch khớp gối là hiện tượng có sự xuất hiện của quá nhiều những chất lỏng tích tự ở khớp gối. Thông thường, mỗi người đều có một lượng nhỏ chất lỏng trong khớp gối. Chất lỏng này sẽ giúp bôi trơn các khớp, làm giảm ma sát và hỗ trợ cho các khớp di chuyển và hoạt động dễ dàng hơn.

II. TRIỆU CHỨNG TRÀN DỊCH KHỚP GỐI
Thường thì hiện tượng tràn dịch khớp gối chỉ ảnh hưởng một bên đầu gối. Người bệnh có thể cảm thấy sự nặng nề ở các khớp. Bên cạnh đó, người bệnh còn nhận thấy bên đầu gối bị tổn thương sẽ căng hơn đầu gối bên còn lại.
Một số dấu hiệu và triệu chứng khác của tràn dịch khớp gối là:
- Vùng da xung quanh xương bánh chè bị sưng và đỏ.
- Người bệnh sẽ cảm thấy cứng khớp và khó duỗi thẳng hoặc gập chân
- Cảm thấy đau ở đầu gối bị tổn thương, đặc biệt là khi đứng, trọng lượng cơ thể đè nặng lên đầu gối.
- Người bệnh sẽ cảm thấy phần đầu gối bị tổn thương sẽ nóng hơn phần đối diện
Ngoài ra, tràn dịch khớp gối còn khiến người bệnh đi bộ hay leo cầu thang khó khăn hơn hay gặp cản trở trong bất kì các hoạt động thường ngày khác.
III. NGUYÊN NHÂN TRÀN DỊCH KHỚP GỐI
Các chất dịch ở khớp gối có chứa các tế bào bạch cầu và một số hóa chất do bạch cầu tiết ra, các tế bào hồng cầu và những chất bôi trơn tự nhiên. Khi đầu gối bị tổn thương, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản xuất nhiều chất dịch hơn để bảo vệ khớp gối.
Một vài nguyên dân dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp gối là:
- Chấn thương ở đầu gối lặp đi lặp lại
- Rách sụn chêm hoặc các chấn thương ở dây chằng như dãn hoặc đứt dây chằng
- Gãy xương
- Nhiễm trùng
- Viêm bao hoạt dịch
- Viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp
- Mắc bệnh gout hoặc bệnh giả gout (pseudogout)
- U nang bao hoạt dịch khớp gối
- Ung thư
IV. ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC TRÀN DỊCH KHỚP GỐI
Hiện tượng tràn dịch khớp gối có thể xảy ra với bất kì ai. Tuy nhiên, có một số đối tượng có nguy cơ cao gặp phải hiện tượng này là:
- Người cao tuổi
- Vận động viên tham gia những môn thể thao có tính đối kháng cao như bóng rổ, bóng đá, đấu vật
- Người làm những công việc đòi hỏi sự hoạt động nhiều của đầu gối như: thợ xây dựng, thợ làm vườn, công nhân khuân vác…
- Người béo phì: trọng lượng dư thừa có thể gây áp lực lên khớp gối, dẫn đến thoái hoá khớp gây tràn dịch
- Người bị thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao gặp hiện tượng khớp gối bị tràn dịch.
V. KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ
Khi gặp phải các triệu chứng dưới đây, người bệnh cần tìm đến các bác sĩ sớm để được chẩn đoán:
- Bị chấn thương vùng đầu gối
- Không thể gập hoặc duỗi thẳng đầu gối
- Không thể đứng hay đi bộ thoải mái trong một quãng đường ngắn
- Khi bạn sờ vào khớp gối thấy nóng và sưng lên ở đầu gối bị tổn thương
- Tình trạng đau đầu gối kéo dài không cải thiện
VI. CHUẨN ĐOÁN
Để chẩn đoán tình trạng tràn dịch khớp gối, các bác sĩ sẽ hỏi thăm về tình trạng bệnh sử và tiền sử chấn thương của người bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hỏi thêm về công việc hay hoạt động mà người bệnh thường tham gia để kiểm tra xem liệu những hoạt động này có ảnh hưởng đến khớp gối không. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra phạm vi chuyển động của khớp gối.
Tiếp theo, các bác sĩ có thể tiến hành chọc hút dịch khớp. Phương pháp này có thể dùng để kiểm tra:
- Vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng
- Tinh thể, protein hay glucose gây ra bệnh gout
- Sự hiện diện của tế bào máu có thể gợi ý một tình trạng chấn thương ở khớp gối.
Ngoài ra, một số phương pháp khác như X quang, MRI, CT hay siêu âm vùng khớp gối có thể giúp các bác sĩ xác định rõ nguyên nhân của bệnh.
VII. ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH KHỚP
Việc điều trị tràn dịch khớp gối sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân của tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ:
- Thuốc chống viêm và thuốc giảm đau
- Thuốc kháng sinh nếu người bệnh bị nhiễm trùng
- Corticosteroid đường uống hoặc thuốc tiêm trực tiếp vào khớp gối.
Ngòa ra, các bác sĩ cũng có thể áp dụng một số biện pháp khác như:
- Chọc hút dịch khớp gối để giảm áp lực tạm thời cho khớp gối. Phương pháp này có thể được áp dụng sau khi bác sĩ đã tiêm corticosteroid vào khớp gối.
- Nội soi khớp gối
- Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện sự dẻo dai, linh hoạt của khớp gối
Phương pháp tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng:
Là phương pháp điều trị không xâm lấn, đem lại hiệu quả đáng kể cho người bệnh. Phương pháp này bao gồm các bài tập xoa nắn mô mềm, làm giảm áp lực, khám viêm, kháng sưng, tăng quá trình chao đổi chất… Chúng giúp tăng cường phục hồi tại vùng điều trị
Siêu âm trị liệu: Có tắc dụng làm tăng chuyển hóa các phần mô cơ, tăng quá trình chao đổi chất, bóc tách các tế bào, kháng viêm, kháng sưng, giảm đau tại vùng điều trị
Điện xung trị liệu: Có tác dụng tạo ra một dòng điện ngăn chuyền tín hiệu đau về bộ não và tăng phục hồi cho các thần kinh mô cơ tại điểm đau
Chiếu đèn hồng ngoại: giúp tăng nhiệt lượng vùng chiếu, giãn nở các cơ mạch máu xung quanh, giúp lưu thông tuần hoàn máu để nuôi các mô mềm nhanh chóng hồi phục
Phương pháp dùng sóng xung kích trị liệu: Thời gian điều trị xung kích trong các phần mô mềm là khoảng 5-20 phút sẽ đạt hiệu quả nhất định
Phương pháp điều trị bằng sóng ngắn : Giúp kháng viêm kháng sưng, giảm đau và tăng quá trình trao đổi chất, giúp nhanh chóng hồi phục
Đặc biệt với y học công nghệ hiện đại, đã có những máy dạng nhỏ gọn mini dùng điều trị tại nhà. nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả khi điều trị.
- Máy siêu âm mini trị liệu
- máy điện xung mini trị liệu
- máy nén ép bằng khí mini
- máy điện siêu âm kết hợp mini
Phương pháp dùng thuốc
- Thuốc giảm đau: thường được nhiều người bệnh sử dụng để giảm đau nhanh.
- Thuốc kháng viêm: những loại thuốc này không những có tác dụng giảm đau mà còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm phát triển nặng hơn.
- Thuốc giãn cơ: được sử dụng để làm giảm tình trạng căng cứng cơ, giúp người bệnh giảm đau và có thể di chuyển dễ dàng hơn.
- Các vitamin cần thiết: có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhằm tăng sức khỏe, sức đề kháng cần có và hỗ trợ tăng sức khỏe của xương, khớp.
- Tiêm corticoid tại chỗ: Khi tình trạng viêm nghiêm trọng các bác sĩ sẽ thực hiện tiêm corticoid ngay tại vị trí khớp bị viêm để giúp giảm đau nhanh.
Phương pháp phẫu thuật
Trong trường hợp nghiêm trọng, các phương pháp điều trị thông thường không đem lại hiệu quả, các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành phẫu thuật
VIII. Tham khảo 1 số bệnh tương tự
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
- Thoát vị đĩa đệm
- Phồng đĩa đệm
- Xẹp đĩa đệm
- Thoái hóa khớp hàng
- Thoái hóa khớp vai
- Thoái hóa đốt sống cổ
- Thoái hóa khớp háng
- Thoái hóa xương khớp
- Đau cổ – vai –gáy
- Đau lưng
- Đau đầu gối
- Đau nhức toàn thân
- Đau lưng
- Đau khớp khủy tay
- Cứng khớp ngón tay
- Cứng khớp gối
- Co thắt cơ
- Vôi hóa khớp vai
- Viêm gân
- Viêm gân gót
- Viêm cân gan bàn
- Viêm cột sống dính khớp
- Viêm bao hoạt dịch khớp gối
- Viêm khớp
- Viêm gân quanh khớp vai
- Viêm gân xương bánh chè
- Viêm gân duỗi ngón cái
- Siêu âm Viêm khớp dạng thấp
- Viêm khớp thái dương hàm
- Hội chứng ống cổ tay
- Tê bì tay chân
- Gout ( gút)
- chấn thương tủy sống
- Siêu âm Sẹo
✅ Phòng khám điều trị VLTL tại Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh ✅ Tìm phòng khám gần nhà ✅Tìm người tập VLTL tại nhà ✅Thiết bị tập VLTL-PHCN |
Hotline ☎: 0762688999 |
Website 🌐: congngheykhoa.com Website 🌐: dieutrivatlytrilieu.com Fanpage 🔗: dieutrivatlytrilieumdt |