Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh thường xuất hiện ở người trưởng thành. Căn bệnh này không phải do tuổi tác gây ra mà đôi khi bệnh bắt nguồn từ những lối sống sinh hoạt không lành mạnh, hay do những chấn thương.Vì vậy, thoát vị đĩa đệm vẫn có thể xảy ra với người trẻ tuổi.

Thoát vị đĩa đệm gây nên hiện tượng chèn ép dây thần kinh, dẫn đến tê tay, chân, thậm chí là tàn phế. Do vậy, người bệnh cần có biện pháp ngăn chặn từ sớm, hãy cùng chúng tôi tìm hiểm bệnh qua bài viết dưới đây.

1.Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm cột sống chứa nhân nhầy bị dịch chuyển ra ngoài, gây chèn ép dây thần kinh cột sống. Khi mắc căn bệnh này, người cảm thấy đau nhức, khó chịu ở vùng đĩa đệm bị thoát vị. Lúc đầu, bệnh nhân sẽ cảm nhận được triệu chứng đau dọc phần cột sống. Cơn đau có thể thoáng qua hoặc xuất hiện từng hồi khi người bệnh vận động. Tuy nhiên, về sau tình trạng đau nhức ngày càng tăng, khiến bệnh nhân bị tê bì chân tay.

các vấn đề xảy ra ở lưng như co thắt cơ, thoát vị đĩa đệm, sai tư thế, gai đốt sống

 

2. Nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm, người bệnh hãy tham khảo thật kỹ để biết được diễn biến của bệnh và có phương pháp chữa trị kịp thời

 

Tuổi tác

 Đĩa đệm của những người 35 tuổi trở lên thường mất đi độ mềm mại, trở nên khô và xơ hóa ,thậm chí có thể bị rạn nứt hoặc rách, nhân nhầy sẽ dễ thoát vị gây áp lực chèn ép lên tủy sống và các rễ thần kinh, làm cho bệnh nhân bị đau đớn. Càng lớn tuổi, các đĩa đệm cũng sẽ có dấu hiệu lão hóa, gây ra tình trạng thoái hóa cột sống – một trong những nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

 Chiều cao và cân nặng 

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có trọng lượng cơ thể quá lớn gây nhiều áp lực lên cột sống, đĩa đệm và các dây thần kinh ở lưng thường xuyên bị quá tải và kéo căng quá mức. Ngoài ra, những người cao từ 1m7 trở lên đối với nữ và 1m80 đối với nam có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm hơn những người có chiều cao thấp hơn.

Chấn thương

Người bị thoát vị đĩa đệm đau nhức, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày

Trong quá trình sinh hoạt và làm việc, cột sống phải chịu một số chấn thương dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân có thể từ tư thế làm việc không đúng, thường xuyên ngồi lâu một chỗ, người ít vận động, không thường xuyên tập luyện thể thao hay người khiêng vác, bê, kéo vật nặng quá sức…

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá cực kì có hại cho tất cả các bộ phận trên cơ thể và đương nhiên xương khớp cũng không ngoại lệ. Hút thuốc lá dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu, đồng thời làm cho các mô bị mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng, tăng nguy cơ bị bệnh thoát vị đĩa đệm.

Di truyền

Yếu tố di truyền cũng đáng được quan tâm khi xem xét các nguyên nhân gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm. Những người có cấu trúc đĩa đệm yếu thì cũng có thể di truyền cho thế hệ con cháu sau này.

2. Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm

các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm bao gồm đĩa đệm bình thường, đĩa đệm bị thoái hóa, lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, hẹp đĩa đệm và hình thành gai xương

 

 

Tùy theo vị trí thoát vị đĩa đệm mà bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Bệnh nhân sẽ bắt đầu cảm thấy đau đớn khi nhân nhầy ở trung tâm trượt ra bên ngoài, chèn ép lên các mô mà dây thần kinh đi qua. 

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (lưng dưới)

  • Đau âm ỉ hoặc đau nhói từng đợt ở lưng dưới. 
  • Cơn đau lan dọc theo dọc dây thần kinh tọa, lồng ngực, khoang liên sườn.  
  • Tê bì ở mu bàn chân và mông, khó gập duỗi ngón chân cái. 
  • Không thể nghiêng người,ưỡn hoặc cúi gập người. 
  • Cơn đau sẽ càng dữ dội hơn khi ngồi, nằm nghiêng, ho hoặc hắt hơi, vận động cơ thể mạnh. 
  • Dáng đi có dấu hiệu nghiêng về một bên. 

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

  • Đau nhức ở vùng cổ và vai gáy. 
  • Tê bì ở cổ tay, ngón tay, bàn tay. 
  • Mức độ đau sẽ càng tăng lên ngửa cổ, xoay cổ, hắt hơi, làm việc không ngừng nghỉ. 
  • Cử động cánh tay kém linh hoạt, cầm nắm đồ vật tê cứng, khó khăn. 
  • Đau đầu, chóng mặt.

3. Những biến chứng của thoát vị đĩa đệm

Hạn chế khả năng vận động

Các chuyên gia xương khớp cho biết. Tình trạng tê chân khi bị thoát vị đĩa đệm là do bệnh này có thể làm giảm khả năng truyền tín hiệu thần kinh giao cảm đến cơ quan vận động của chân. Nếu kéo dài sẽ khiến chân bị tê mỏi, người bệnh không thể duỗi hay gấp bàn chân.

X-ray cột sống cổ phát hiện chèn ép

 

 

Dẫn đến hiện tượng yếu cơ, teo cơ

Đau nhức,tình trạng tê chân kéo dài có thể khiến cho bệnh nhân phải đối diện với hiện tượng yếu cơ, teo cơ. Lúc này, cơ chân sẽ dần yếu đi và teo dần theo thời gian. Khiến bệnh nhân dễ bị mất khả năng vận động.

Bệnh nhân có thể bị bại liệt, tàn tật suốt đời

Bại liệt, tàn tật suốt đời là một trong những biến chứng nặng nề nhất của thoát vị đĩa đệm và không một ai muốn bị tình trạng này. Bệnh khiến các dây thần kinh ở tay, chân bị tê liệt. Không hoạt động, các cơ khớp của người bệnh dần trở nên cứng lại. Nếu người bệnh bị thoát vị đĩa ở cổ thì nguy cơ bị tàn tật là rất cao.

đóng đinh vào trong đốt sống nhằm cố định đốt sống

 

 

Đặc biệt đối với người bệnh bị chèn ép ở vùng thắt lưng.Rất dễ mắc chứng đại tiểu tiện không tự chủ, do bị rối loạn cơ tròn. Đôi khi bệnh nhân còn bị bí tiểu. Luôn luôn có hiện tượng chảy rỉ nước tiểu một cách thụ động do cơ thắt kiểu ngoại vi tê liệt không giữ được nước tiểu.

Như vậy, tê chân, teo cơ là căn bệnh khá nguy hiểm. Người bệnh có thể bị tàn tật suốt đời nếu không được tiến hành điều trị nhanh chóng. Chính vì vậy, khi mắc phải bệnh nhưng có triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng, người bệnh nên hết sức cẩn trọng. Tốt nhất, người bệnh nên tiến hành thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ sớm. Tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

5. Một số cách điều trị thoát vị đĩa đệm

Liệu pháp nóng và lạnh

sử dụng nhiệt sau để giảm đau do thoát vị tạo ra

 

Đây là phương pháp sử dụng nhiệt để giúp cải thiện lưu thông máu đến các cơ quan xương khớp. Máu đóng vai trò trung gian giúp chữa lành và cung cấp các dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng xương khớp, đặc biệt là vùng bị thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, không giống với liệu pháp nóng, liệu pháp lạnh làm chậm quá trình tuần hoàn và giúp giảm co thắt, giảm đau và viêm một cách hiệu quả.

Massage mô sâu

Nếu bạn không may bị thoát vị đĩa đệm. Liệu pháp massage mô sâu chính là sự lựa chọn hoàn hảo đành cho bạn. Bởi phương pháp này không chỉ dùng áp lực để làm giảm co thắt hay căng cơ mà còn giúp các khớp tăng cường chuyển động bị thoát vị, giúp các khớp hoạt động linh hoạt hơn.

Lực kéo

Mục đích của biện pháp lực kéo giúp làm giảm sự tác động của lực hấp dẫn lên cột sống, làm giảm thoát vị đĩa đệm. Các bài tập vật lí trị liệu chữa trị hiệu quả bệnh thoát vị đĩa đệm

kéo lưng làm giảm áp lực lên đĩa đệm, giãn cơ quanh cột sống từ đó giảm đau

Tham khảo giường kéo lưng tại đây: => https://congngheykhoa.com/shop/may-keo-gian-cot-song-co-lung-dai-loan/

Đai đeo thoát vị đĩa đệm

Đai đeo lưng chữa thoát vị đĩa đệm là biện pháp giúp ổn định cột sống cũng như ngăn chặn bệnh tiến triển thêm. Đối với những người sau phẫu thuật hoặc đang trong quá trình phục hồi chức năng, thì việc sử dụng thiết bị này là rất cần thiết

 

 

Đai đeo thoát vị đĩa đệm của Nhật Bản

Đai lưng Bonbone Pro Hard Slim đến từ Nhật Bản là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho cột sống, chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Sản phẩm được dùng trong điều trị với các trường hợp nhẹ về bệnh cột sống, xương khớp. Thích hợp với người bệnh vừa trải qua phẫu thuật, người bệnh đau thắt lưng cấp tính hoặc mãn tính

Ghế cho người thoát vị đĩa đệm

Tạo ra chiếc khuôn chắc chắn giúp người bệnh luôn ngồi đúng tư thế.Điều chỉnh hiện tượng cong vẹo cột sống, đẩy các đốt sống và đĩa đệm dịch chuyển trở về vị trí vốn có ban đầu.Chống đau lưng, mỏi vai gáy cổ, ngăn ngừa rất tốt các bệnh về cột sống thắt lưng.

Gối kê lưng thoát vị đĩa đệm

 

Theo nhiều nghiên cứu đánh giá, đây là tư thế nằm tốt nhất cho người bị thoát vị đĩa đệm. Tư thế này không những giúp giảm đau mà còn hỗ trợ cải thiện chất lượng  của giấc ngủ, giúp bạn ngủ sâu, ngon giấc.

 Gối kê sẽ được đặt bên dưới đầu gối.Nằm ngủ ở tư thế này có tác dụng cân bằng các lực tác động lên cột sống, đồng thời điều chỉnh lại đường cong ban đầu vốn có của cột sống. 

Kích thích dây thần kinh điện xuyên qua da bằng máy TENS

Phương pháp sử dụng dòng điện để kích thích hệ cơ bắp bằng cách dùng miếng dán điện dán vào các điểm chính trên da. Với dòng điện nhỏ được truyền qua da, giúp kích thích sản sinh hormone endorphin, giúp giảm đau một cách tự nhiên

Sóng siêu âm thường được sử dụng trong điều trị viêm gân, đau cổ, lưng, gáy, gút-viêm khớp. thoát vị đĩa đệm

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn tận tình nhất!!!
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ Y KHOA MDT
✅ Phòng khám điều trị VLTL tại Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh
✅ Tìm phòng khám gần nhà
✅Tìm người tập VLTL tại nhà
✅Thiết bị tập VLTL-PHCN
Hotline : 0762688999
Website : dieutrivatlytrilieu.com
Youtube: dieutrivatlytrilieumdt